Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search







bếp điện từ



bếp từ đôi
 

Lịch công tác tuần


Chi tiết tin

Hành trình đến trường chuẩn...

Lượt xem: 1495

Công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn trong dạy - học có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến biện pháp chỉ đạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế. Hiện nay, trường Tiểu học Kim Đồng (Nam Trà My) đã và đang tập trung các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, hướng đến xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.




Giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng đón học sinh trở lại trường
 sau kỳ nghỉ dài do dịch Covid-19

1. Tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp Một: Với 100% học sinh là người dân tộc thiểu số (DTTS), trường Tiểu học Kim Đồng rất quan tâm đến việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh trước và sau khi vào lớp Một. Nhiều biện pháp đã được nhà trường thực hiện: phối hợp với trường Mẫu giáo làm tốt công tác duy trì, vận động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp. Giáo viên thường xuyên tăng cường tiếng Việt cho các em bằng cách sử dụng các phương pháp gợi mở, vấn đáp, diễn kịch, đóng vai, tổ chức nhiều trò chơi “học mà chơi, chơi mà học”, tạo hứng thú trong giờ học cho các em. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: sinh hoạt Sao Nhi đồng, Đội thiếu niên, giao lưu tiếng Việt giữa các khối lớp, giao lưu tiếng Việt học sinh DTTS cấp trường, cấp huyện.

Thầy Phan Văn Tầm - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng cho biết, thời gian qua, nhà trường đã khuyến khích giáo viên tự học tiếng DTTS để giao lưu với các em, giúp cho các em dễ dàng trong việc làm quen và nâng cao vốn tiếng Việt. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với gia đình giúp các em sử dụng tiếng phổ thông trong sinh hoạt hàng ngày. Đội ngũ giáo viên đầu tư soạn giảng có chất lượng 2 môn học Toán và Tiếng Việt, dành nhiều thời gian cho môn tiếng Việt nhằm giúp các em đọc thông, viết thạo, tạo tiền đề tiếp thu các môn học khác.

2. Duy trì sỹ số học sinh: Học sinh người DTTS thường hay nghỉ học vì lý do đi lại khó khăn vào mùa mưa hoặc vào ngày mùa, làm ảnh hưởng nhiều đến việc nâng cao chất lượng. Hai năm trở lại đây, Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở thôn, làng nên tỷ lệ học sinh bỏ học đã giảm rõ rệt. Đặc biệt, nhà trường đã chỉ đạo đội ngũ giáo viên ít nhất xuống thăm gia đình mỗi học sinh 1 lần/ năm học. Nhiều giáo viên đã vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ quần áo, dày dép, cặp, mũ,... để tặng các em; tổ chức các trò chơi dân gian; những tiết học sôi động làm cho học sinh hứng thú đến trường. Việc học sinh đi học thường xuyên giúp cho các em tiếp thu kiến thức liên tục, không bị gián đoạn. Nhờ đó, chất lượng đã được nâng lên rõ rệt.

3. Phân công chuyên môn hợp lý: Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu đã giành rất nhiều thời gian để thảo luận, nghiên cứu và thống nhất việc phân công chuyên môn. Tổ chức thảo luận phân công chuyên môn sau khi các bộ phận đã đưa ra thực trạng về đội ngũ giáo viên. Xác định đội ngũ giáo viên được phân công dạy lớp Một là quan trọng nhất. Đội ngũ giáo viên này ngoài năng lực chuyên môn vững vàng, chữ viết đẹp thì phải khóe léo, nhiệt tình, tâm huyết và kinh nghiệm trong dạy lớp Một. Những giáo viên dạy các lớp 5 cần có năng lực chuyên môn vững vàng. Những giáo viên còn lại sẽ được phân công theo năng lực, sở trường, điều kiện, hoàn cảnh…

4. Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện: Việc áp dụng phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm đối với học sinh DTTS gặp rất nhiều khó khăn và thiếu hiệu quả nếu không có giải pháp khoa học và phù hợp với đối tượng học sinh. Do đó, giáo viên đã thực hiện các biện pháp giảng dạy nhẹ nhàng, sôi động, gây hứng thú cho học sinh, giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Đối với học sinh DTTS, việc sử dụng những phương pháp như đóng vai, thảo luận nhóm, phỏng vấn, sử dụng giáo án điện tử, đồ dùng dạy học… giúp các em có điều kiện làm quen với các hoạt động tập thể, tiếp xúc và sử dụng tiếng Việt nhiều tạo hứng thú để tiếp thu bài học tốt hơn.

5. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: Đối với đối tượng học sinh là người DTTS, ngoài năng lực chuyên môn thì đội ngũ giáo viên còn phải có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, tận tụy với công việc. Tâm huyết đó được thể hiện bằng việc khắc phục những khó khăn của cuộc sống đời thường, điều kiện khó khăn của Nhà trường, dành thời gian hợp lý để phụ đạo học sinh yếu, tìm tòi, sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm trong giảng dạy, tìm những giải pháp hay, thiết thực và hiệu quả để nâng cao chất lượng từng tiết dạy… Bên cạnh đó, nhà trường còn chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ giáo viên bằng cách: thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ, thăm lớp, sinh hoạt chuyên đề để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ở các khối lớp; tham dự các kỳ thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên viết chữ đẹp… Việc sinh hoạt chuyên đề ở Cụm chuyên môn cũng được Nhà trường hết sức quan tâm. Qua đó, giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên tích lũy kinh nghiệm quản lý cũng như phương pháp dạy học quý giá.

6. Quan tâm đến học sinh cá biệt, học sinh yếu: Nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp đã phân loại học sinh theo từng nhóm trình độ và thực hiện việc giảng dạy cho các em theo kiểu lớp ghép. Với giải pháp này, những học sinh yếu vẫn có thể tiếp thu được kiến thức và những học sinh khá, giỏi vẫn học bình thường. Với những học sinh yếu, giáo viên chủ nhiệm lập tổ học tập, đôi bạn cùng tiến để giúp đỡ nhau trong học tập. Ngoài ra, giáo viên thường xuyên hướng dẫn các em về phương pháp học ở nhà; phối hợp với gia đình xây dựng góc học tập cho các em…

7. Thực hiện nghiêm túc việc bàn giao chất lượng: Qua việc bàn giao, giáo viên kiểm nghiệm được quá trình giảng dạy của mình bằng chất lượng cuối năm. Đồng thời, giáo viên nhận bàn giao nắm được chất lượng thực tế của lớp mình phụ trách để có kế hoạch giảng dạy phù hợp. Vì vậy, ngay từ cuối năm học nhà trường đã thành lập Hội đồng nghiệm thu và bàn giao chất lượng. Lịch bàn giao được các khối lớp lên kế hoạch. Việc bàn giao chất lượng được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định và hướng dẫn của cấp trên. Kết quả học kỳ I năm học 2019-2020, chất lượng dạy và học của trường được nâng lên so với cùng kỳ năm học 2018-2019.

8. Xây dựng cơ sở vật chất để tổ chức dạy 2 buổi/ngày: Xã Trà Mai là xã có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm cao, việc huy động đóng góp của nhân dân chủ yếu là công lao động. Nhà trường đã vận động nhân dân tham gia sửa chữa các phòng học tạm, phòng ở giáo viên, góp công láng nền các phòng học tạm ở các điểm trường. Vì vậy, đã có thêm phòng học để phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh năng khiếu.

Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Nam Trà My Võ Đăng Thuận cho biết, huyện đang nỗ lực xây dựng trường chuẩn quốc gia, tuy nhiên, quá trình này gặp không ít khó khăn. Huyện đang tháo gỡ khó khăn từng bước, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xác định rõ lộ trình phấn đấu để được công nhận trường chuẩn quốc gia cho từng đơn vị. Đặc biệt, những trường xây mới sau này đều có diện tích lớn, cơ sở vật chất khang trang hiện đại, bám sát các tiêu chuẩn đánh giá và xếp loại trường chuẩn quốc gia để không mất thêm nhiều thời gian được công nhận là trường chuẩn. Với trường Tiểu học Kim Đồng, huyện sẽ tiếp tục đầu tư để trường được công nhận trường chuẩn trong năm 2020.



Tác giả: Ban Tuyên giáo Huyện ủy


[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: