Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search







bếp điện từ



bếp từ đôi
 

Lịch công tác tuần



Enter Title

   HIỆN TRẠNG CHUNG

·        Vị trí: Nằm trên quốc lộ 40B nối tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum toàn tuyến: khoảng hơn 200 km. Trung tâm hành chính huyện đặt tại xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

·        Diện tích tự nhiên: 82.546,04 ha. Đất có rừng 43.246,32 ha (Rừng tự nhiên: 42.926,48 ha; rừng trồng: 319,84 ha)

·        Dân số: 27.297 người (năm 2014)

·        Website: http://huyenuy.namtramy.quangnam.gov.vn/

·        Điện thoại: + 0235.3880028

·        Fax/Email: + btghunamtramy@gmail.com

ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC

·        Vị trí:



  

Phía Tây giáp huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam;

Phía Đông giáp huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi, huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum;

Phía Bắc giáp huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam;

Phía Nam, Tây Nam, Đông Nam giáp các huyện Đắk Glei, huyện TuMơRông tỉnh Kon Tum.

·     Khí hậu: khí hậu có 02 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, mùa khô, từ tháng 2 đến tháng 8; nhiệt độ thấp nhất 70C, nhiệt độ cao nhất 320c; độ ẩm bình quân trong năm là: 88%; số giờ nắng trong năm là: 1.874 giờ.

Lượng mưa trung bình hằng năm 670-770mm.

Độ cao trung bình 800m so với mực nước biển.

·        Giao thông:

Nằm ở vùng Tây Nam của tỉnh Quảng Nam, trên ngã ba ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam với hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum. Cách tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam khoảng 100km, cách Thành phố Đà Nẵng 170km về phía Nam.

Nằm ở trung tâm của tỉnh lỵ các tỉnh Quảng Nam, tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay đã hình thành các tuyến đường nhánh nối liền giữa Huyện Nam Trà My với các tỉnh, huyện lân cận như tuyến đường: Trà Leng - Phước Sơn nối đường Hồ Chí Minh; Quốc lộ 40B - Đăk Tô nối đường Hồ Chí Minh; Tuyến đường Đông Trường Sơn (Lạc Dương - Lâm Đồng - Thạnh Mỹ - Nam Giang) ..v..v..

·      Thổ nhưỡng:

Đất đai, thổ nhưỡng chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng đặc trưng của khu vực vùng núi cao Miền trung tây nguyên (>700m so với mực nước biển)

TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

·        Đơn vị hành chính:

Huyện Nam Trà My có 10 xã; 43 thôn (các xã có phân bố cây sâm Ngọc Linh là các xã: Trà Linh có 04 thôn, Trà Cang có 07 thôn, Trà Nam có 05 thôn)

·        Về cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp:

Huyện Nam Trà My có 13 cơ quan hành chính, 38 đơn vị sự nghiệp, tổng số cán bộ, nhân viên hơn 800 người. Tổ chức bộ máy cấp huyện có Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các cơ quan, ban, ngành, hội đoàn thể.

LÝ LỊCH LÃNH ĐẠO HUYỆN

·   

§  Thông tin cá nhân:

- Đồng chí Lê Thanh Hưng

- Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện

- Sinh ngày  05  tháng 10 năm 1975

§  Thông tin cá nhân:

- Đồng chí Trần Duy Dũng

- Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện 

- Sinh ngày 15 tháng 11 năm 1964


§  Thông tin cá nhân:

- Đồng chí Phùng Thị Thương

- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy

- Sinh ngày: 28 tháng 02 năm 1977

§  Thông tin cá nhân:

- Đồng chí Nguyễn Thị Huệ

- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện

- Sinh ngày: 15 tháng 02 năm 1981


THÀNH PHỐ KẾT NGHĨA

·     Trong nước: - Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam;
- Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

·     Ngoài nước: Quận Hamyang, tỉnh Gyeongsangnam, Hàn Quốc)

KINH TẾ

·    Tiềm năng kinh tế: sản xuất nông lâm nghiệp, trồng Sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu, chưa hình thành khu công nghiệp, hiện nay trên địa bàn huyện có 02 nhà máy thuỷ điện: Trà Linh 3 và thủy điện Sông Tranh 2.

Sản phẩm đặc sản của địa phương là: Gạo đỏ, Mật ong, Quế Trà My, các loại cây dược liệu khác, đặc biệt là cây Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam).

·     Thu nhập bình quân đầu người 4,6 triệu đồng/người/năm (~214 USD)

·     Thực trạng doanh nghiệp: 07 doanh nghiệp, hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực trồng rừng, xây dựng, khai thác khoáng sản..v..v..

·     Thực trạng xuất khẩu lao động đi nước ngoài: Tổng số 300 người, chủ yếu là xuất khẩu lao động sang Malaysia.


Đặc sản (Sâm Ngọc Linh, Quế Trà My, gạo đỏ, các loại cây dược liệu)

Cây Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam)

cayque

phoique

Quế Trà My

Gạo đỏ

Lan Kim tuyến

Đảng Sâm

Giảo cổ lam

Quả Sơn tra

Các loại cây dược liệu

đất và người nam trà my:


Một góc làng Nam Trà My

Ruộng bậc thang

Khói ấm

Mây núi Ngọc Linh

Đường vào làng Sâm Tắc Ngo

Vũ điệu cồng chiêng

TỔNG QUAN VỀ CÂY SÂM NGỌC LINH:

·     Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) là một cây đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh, là cây thuốc quý hiếm của tỉnh Quảng Nam và của Quốc gia.

·     Theo kết quả nghiên cứu khoa học, sâm Ngọc Linh về mặt hóa học, thân, rễ củ sâm Ngọc Linh đã phân lập được 52 saponin, trong đó có 26 saponin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật. Trong lá và cọng lá đã phân lập được 19 saponin dammaran. Trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới. Ngoài thành phần chính là saponin, trong lá và cọng lá sâm Ngọc Linh còn xác định có 17 acid amin, 20 khoáng chất vi lượng và hàm lượng glucid tinh dầu là 0,1%. Sâm Ngọc Linh là một loài dược liệu quý hiếm vào bậc nhất ở Việt Nam. Nó quý bởi giá trị về chất lượng của nó đã được các nhà nghiên cứu chứng minh sâm Ngọc Linh có một số đặt điểm hơn cả sâm Trường Bạch (Triều Tiên) và hơn cả sâm Tây Dương (Mỹ). Và nó quý bởi nó đang sinh sống tự nhiên ở độ cao tuyệt đối trên 1.500m so với mặt nước biển. Ổn định ở vùng rừng già hỗn giao nguyên sinh mà tác động của con người gần như không đáng kể.

·     Sâm Ngọc Linh có tác dụng như:

Bệnh nhân cảm thấy ăn ngon, ngủ tốt, tăng thể trọng, tăng thị lực, hoạt động trí lực và thể lực được cải thiện;

Giảm mệt mõi, chống nhược sức lao động do lao động liên tục và quá tải;

Gia tăng sức đề kháng của cơ thể trong các bệnh lý nhiễm trùng, hiệp lực với một số kháng sinh thông dụng….

·        Đặc điểm sinh học cây Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam):

Là loại Cây thân thảo, sống nhiều năm, cao khoảng 0,5m, thân rể (củ) nạc, đường kính từ 2-3cm. Lá kép hình chân vịt, gồm 3-4 là kép mỗi vòng; mỗi lá kép thường có 5-7 lá chét thuôn. Tán hoa có đường kính 2,5-5cm

·        Chu kỳ sinh trưởng phát triển hàng năm của cây Sâm Ngọc Linh

Cây sâm Ngọc Linh trưởng thành (đối với cây mọc tự nhiên cũng như trồng) sau hơn 3 năm tuổi đều bắt đầu chu trình sinh trưởng hàng năm như sau:

Từ tháng 1 – 3 chồi thân bắt đầu mọc và nhô lên lên khỏi mặt đất mang theo tán hoa. Sau 1-2 tháng lá non đã đạt gần đến độ trưởng thành.

Từ tháng 4-5 cây bắt đầu nở hoa. Những năm thời tiết mưa sớm cây thường phát triển sớm nên nở hoa vào khoảng cuối tháng 3 hằng năm.

Giai đoạn quả xanh kéo dài 3-4 tháng. Quả chín rộ vào tháng 8, cá biệt có cây quả chín muộn đến tháng 10.

Từ tháng 10-12 hàng năm, sau mùa quả chín lá cây bắt đầu vàng úa, sau đó toàn phần trên mặt đất tàn lụi (ngủ đông).

·        Đặc điểm sinh thái

Cây sinh trưởng và phát triển trên độ cao từ 1.200m trở lên so với mực nước biển, độ che phủ từ 70% trở lên, có lớp mùn phủ dày 30-50cm. Nhiệt độ trung bình 18-250C. Biên độ nhiệt ngày đêm 5-160c. Độ ẩm không khí 75-95%.

Cây sâm Ngọc Linh phân bố chủ yếu ở vùng núi Ngọc Linh, thuộc xã Trà Linh, huyện Nam Trà My và các vùng lân cận thuộc các xã: Trà Cang, Trà Nam có điều kiện tự nhiên gần giống với vùng núi Ngọc Linh.

·        Giá trị về kinh tế:

Trong những năm 1980 về trước, cây sâm Ngọc Linh chưa được người dân địa phương biết có giá trị cao, song những năm gần đây cây sâm có giá trị kinh tế rất cao. 01 kg sâm tươi hiện nay có giá trên 20 triệu đồng (~1.000USD), những lúc khan hiếm có thể lên đến 30-40 triệu đồng/kg. Nếu chúng ta trồng 01 ha sâm sau 6 năm sẽ thu lợi nhuận trên 2 tỷ đồng/ha (10.000USD). Đây là yếu tố để khuyến khích thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vào trồng sâm Ngọc Linh.

·        Công tác bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện trong thời gian qua:

Với những giá trị to lớn đó, trong thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Nam và huyện Nam Trà My đã có những chủ trương chính sách nhằm bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh, cự thể như sau:

Hằng năm, từ các nguồn vốn khác nhau như Nghị quyết 30a/CP, Chương trình 135. UBND huyện đã hỗ trợ cho nhân dân các xã trung bình từ 20.000 – 30.000 cây sâm giống. Do vậy đến nay trong nhân dân tại 3 xã: Trà Nam, Trà Linh và Trà Cang đang hình thành 27 điểm trồng sâm, với hơn 653.500 cây sâm bao gồm nhiều độ tuổi khác nhau.

Trại sâm giống Tắk Ngo, thôn 2 xã Trà Linh, do UBND huyện Nam Trà My đang quản lý với hơn 20.000 cây giống độ tuổi 3 năm;

Trại Dược liệu Trà Linh trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam quản lý; tổng diện tích đang quản lý là 7,127ha, với tổng số lượng cây sâm là 167.658 cây

      ·        Định hướng phát triển trong thời gian đến:

Để tiếp tục bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện; UBND tỉnh Quảng Nam đã có nhiều văn bản, như:

§  Hội đồng nhân dân tỉnh có Nghị quyết số 114 và UBND tỉnh có Quyết định số 2821/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 về cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014 – 2020;

§  Chính phủ có ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và đặc biệt đối với cây sâm Ngọc Linh là một trong những loại cây dược liệu quý của Việt Nam vào danh mục được hỗ trợ theo Nghị định 210 của Chính phủ;

§  Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 8/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt Đề cương và dự toán Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2020; Theo đó vùng quy hoạch sâm Ngọc Linh bao gồm 7 xã (Trà Nam, Trà Linh, Trà Cang, Trà Don, Trà Tập, Trà Dơn và Trà Leng), với tổng diện tích là 19.000 ha, ở độ cao trung bình từ 1.000 đến 2.400m so với mặt nước biển.

§  Về phía huyện Nam Trà My đã có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện về định hướng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển vùng sâm như: đường giao thông đến các vùng sâm, Trung tâm nghiên cứu di thực sâm, Trung tâm nhân giống sâm Ngọc Linh bằng phương pháp vô tính, nhà trưng bày sản phẩm sâm Ngọc Linh,…

§  Hiện nay, tỉnh đang cho chủ trương khảo sát, lập dự án đầu tư vào phát triển mạng lưới giao thông vào vùng sâm, kinh phí khoảng 3.000 tỷ vnđ đồng (~140.000.000USD).

Kiến nghị, đề xuất: Để tiếp tục đầu tư phát triển mạnh cây sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) trở thành sản phẩm quốc gia với tên gọi sâm Việt Nam, ngang tầm với sâm Hàn quốc trong tương lai, Chính phủ Việt Nam cũng như địa phương rất mong muốn có sự hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực.

Trồng bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh;

Chế biến các sản phẩm từ cây sâm Ngọc Linh như:

- Dược liệu

- Mỹ phẩm

- Thực phẩm chức năng .v.v..