Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search







bếp điện từ



bếp từ đôi
 

Lịch công tác tuần


Chi tiết tin

Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số

Lượt xem: 3178

Thời gian qua, cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, huyện Nam Trà My thường xuyên quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Trẻ em trên địa bàn huyện được tiêm chủng đầy đủ, tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng giảm, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt chuẩn. Công tác chăm sóc, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn được quan tâm, tạo ra bước chuyển biến mới về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và Nhân dân đối với trẻ em, nhằm xây dựng một thế hệ tương lai khỏe mạnh cả về thể lực và tâm lực.




Với chính sách hỗ trợ học tập cho học sinh dân tộc thiểu số, trẻ em trên địa bàn huyện Nam Trà My đi học chuyên cần hơn

Hiện nay, toàn huyện có 13.019 trẻ em từ 0-16 tuổi, trong đó trẻ em nam là 7.452 trẻ em, chiếm 57,2 % số lượng trẻ em; trẻ em nữ là 5.567 trẻ em, chiếm 42.8% số lượng trẻ em. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là 147 trẻ, trong đó số trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ là 53 trẻ và 94 trẻ em khuyết tật đang hưởng chế độ bảo trợ xã hội. Số lượng trẻ em có cha, mẹ ly hôn hoặc mất cha hoặc mẹ là 166 trẻ em. Với chính sách hỗ trợ học tập cho học sinh người dân tộc thiểu số, phần lớn học sinh tiểu học, THCS, THPT ở các trường được ăn trưa ở lại trường. Đây là một trong những điều kiện giúp trẻ đi học chuyên cần, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, chất lượng giáo dục cũng tăng dần, thể lực học sinh cũng được cải thiện. Số trẻ em đang học mầm non, mẫu giáo là 2.256 trẻ; Tiểu học là 4.257 trẻ và THCS là 4.363 trẻ.

Nhằm kịp thời hỗ trợ trẻ nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, huyện Nam Trà My duy trì thường xuyên hoạt động của các điểm tư vấn cộng đồng, từ đó đã can thiệp, trợ giúp cho trên 1.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Tổ chức tư vấn, tham vấn cho trẻ em và người chăm sóc trẻ. Qua quá trình tư vấn, tham vấn, đã trợ giúp được 04 trường hợp trẻ em khuyết tật làm hồ sơ hưởng bảo trợ xã hội, 10 trường hợp trẻ thường xuyên bỏ học giữa giờ đi học chuyên cần, 16 trường hợp trẻ em được hỗ trợ kinh phí mổ tim bẩm sinh, 35 trường hợp trẻ em bị bệnh hiểm nghèo, 15 trường hợp trẻ em không nơi nương tựa vào sinh sống tại Làng Hòa Bình, Quảng Nam và Làng trẻ em SOS, Đà Nẵng.

Trưởng Phòng LĐ-TB-XH huyện Nam Trà My Võ Như Sơn Trà cho biết, theo số liệu khảo sát năm 2019, huyện Nam Trà My không có trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật theo Thông tư 10/2013/TT-BLĐTBXH, ngày 10/6/2013 của Bộ LĐ-TB&XH. Toàn huyện có 4.194 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Trong đó, trẻ em phải bỏ học, chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở là 59 em; trẻ em thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo 3.872 em; trẻ em sống trong các gia đình có vấn đề xã hội là 28 em; trẻ em sống trong gia đình có người mắc tệ nạn xã hội là 15 em; trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ đi làm ăn xa là 3 trẻ; trẻ em mồ côi cha hoặc mồ côi mẹ, trẻ em con ngoài giá thú là 1.073 trẻ. Hầu hết các em đang đi học phổ thông, ngoài giờ học, các em phụ giúp gia đình thực hiện các công việc như: Chăn dắt trâu, bò, lên nương, nấu ăn, giặt đồ, rửa chén, phụ giúp bán hàng hóa tại gia đình,...

Hằng năm, Phòng LĐ-TB-XH huyện phối hợp với các ngành liên quan hằng năm tổ chức 3-5 điểm tuyên truyền về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em, buôn bán người, phòng chống xâm hại, bạo lực và tai nạn thương tích đuối nước cho trẻ em và phòng chống bạo lực gia đình, thu hút trên 5000 trẻ em và phụ huynh tham dự. Tổ chức 03 lớp tập huấn Luật trẻ em và các vấn đề liên quan đến trẻ em cho 300 phụ huynh; 02 lớp tập huấn ngăn ngừa giảm thiểu lao động trẻ em cho 75 phụ huynh và 100 trẻ em tham dự.

Đánh giá về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn huyện thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My Trần Văn Mẫn nhận định, nhờ làm tốt công tác tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật mà nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân về chăm sóc, nuôi dạy và bảo vệ trẻ em được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động triển khai Chương trình phòng, ngừa, giảm thiểu tình trạng trẻ em tham gia lao động trên địa bàn huyện thực hiện có hiệu quả thông qua các hình thức: Diễn đàn, hội thi, tập huấn, truyền thông, sinh hoạt dưới cờ, hoạt động của câu lạc bộ, nhóm của trẻ em tại cộng đồng, trường học… góp phần nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh. Quyền của trẻ em ngày càng được khẳng định và bảo vệ, các em được cung cấp các kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bị xâm hại, để tự chăm sóc bản thân.



Tác giả: Ban Tuyên giáo Huyện ủy


[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: