Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search







bếp điện từ



bếp từ đôi
 

Lịch công tác tuần


Chi tiết tin

Đổi thay Trà Cang

Lượt xem: 1676

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015-2020), diện mạo xã Trà Cang (Nam Trà My) đã có nhiều thay đổi. Xã có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế vườn rừng, trồng cây dược liệu dưới tán rừng có giá trị kinh tế cao. Cơ sở hạ tầng, các công trình dân sinh được đầu tư xây dựng; các chương trình, chính sách lớn được triển khai có hiệu quả.




Những con đường bê tông thẳng tắp rực rỡ cờ hoa chào mừng
Đại hội Đảng bộ xã Trà Cang lần thứ XVII (Nhiệm kỳ 2020-2025)

Kinh tế có bước phát triển

Xác định phát triển nông - lâm nghiệp là chủ đạo, thời gian qua, xã Trà Cang đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi canh tác, khai hoang mới 5,24 ha diện tích lúa nước (bình quân 1,048 ha/năm, đạt chỉ tiêu nghị quyết, hỗ trợ Nhân dân kinh phí khai hoang 78.550 triệu đồng), nâng tổng diện tích lúa nước lên 83,73 ha. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt bình quân hằng năm đạt 780,5 tấn, đạt 97,56% chỉ tiêu nghị quyết; bình quân lương thực đầu người là 184,6 kg/người, đạt 83,91% so với chỉ tiêu. Từ các nguồn vốn, trong nhiệm kỳ đã xây dựng mới và sửa chữa nhiều công trình thuỷ lợi, phục vụ nước tưới cho 63 ha/83,73 ha diện tích lúa nước, đạt 75,24%.

Hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi từ các nguồn vốn đầu tư và vốn vay của người dân; tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, trừ dịch bệnh, cải tạo giống bò địa phương, triển khai mô hình nuôi các loại giống mới có giá trị kinh tế cao như heo đen bản địa, dê cỏ... Hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm của xã có 6.287 con, vượt chỉ tiêu nghị quyết. Kinh tế vườn, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển, đến nay, có 17 trang trại vừa và nhỏ (tăng 3 trang trại so với đầu nhiệm kỳ). Từ các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho Nhân dân các giống cây lâm nghiệp được ưa chuộng và hợp thổ nhưỡng như quế Trà My, Giổi rừng, Huỳnh đàn đỏ,… Tăng diện tích trồng cây chuối mốc ở các thôn có điều kiện thuận lợi, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Theo ông Hồ Văn Xiêm - Phó Bí thư Đảng ủy Trà Cang, trên cơ sở các chủ trương, định hướng lớn của huyện, Đảng ủy xã Trà Cang đã tập trung tuyên truyền Nhân dân trồng và phát triển cây dược liệu. Hiện tại, đang phát triển các loại cây dược liệu: Sâm Ngọc Linh, sâm Nam, Đương quy, Giảo cổ lam, nghệ đen, chè dây, Sa nhân tím, Đinh lăng. Trong đó, cây sâm Nam là một trong những cây chủ lực, bên cạnh cây chuối mốc, có thể cho thu nhập hằng năm. Từ nhiều nguồn vốn hỗ trợ và Nhân dân tự chăm sóc, gieo ươm, diện tích và sản lượng tăng đáng kể. Đến nay, đã cấp phát, hỗ trợ: 316.688 cây giống (trong đó, năm 2016: 1000 cây; năm 2018: 249.938 cây; năm 2019: 65.750 cây). Hầu hết các thôn trên địa bàn xã đều có điều kiện phù hợp với cây sâm Nam.

Triển khai thực hiện Đề án bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trong Nhân dân; số hộ, nhóm hộ, diện tích thuê môi trường rừng trồng Sâm Ngọc Linh tăng đáng kể. Hiện tại, trên địa bàn xã có 26 nhóm hộ/600 ha, với 3 nhóm đã được phê duyệt hồ sơ thuê môi trường rừng, các nhóm còn lại đã làm hồ sơ đề nghị. Cấp phát, hỗ trợ: 21.293 cây giống (Trong đó, năm 2018: 10.760 cây; năm 2019: 10.533 cây) và Nhân dân tự trồng ước đạt 48.010 cây. Triển khai lập hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý cho Sâm Ngọc Linh đến các hộ, nhóm hộ trên địa bàn xã. Đôi đi với việc phát triển diện tích trồng Sâm Ngọc Linh, việc thu hút, tạo điều kiện để doanh nghiệp vào thuê môi trường rừng trồng và bảo tồn Sâm Ngọc Linh, hướng dẫn công nghệ cho Nhân dân được chú trọng. Hiện nay, có 05 doanh nghiệp thuê môi trường rừng trồng Sâm Ngọc Linh (tăng 5 doanh nghiệp so với năm 2015).

Diện mạo nông thôn mới

Từ các nguồn vốn ngân sách và vận động xã hội hóa, xây dựng 22 công trình trên các lĩnh vực. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2015-2020 là 116.388.192.000 đồng. Đầu tư sửa chữa nhiều cầu treo dân sinh và duy tu bảo dưỡng các tuyến đường, hệ thống nước sinh hoạt xuống cấp. Tổng kinh phí thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng là 599 triệu đồng.

Lồng ghép các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đến nay, xã đạt 8/19 Tiêu chí (Tăng 5 Tiêu chí so với năm 2015). Tổng kinh phí thực hiện trong nhiệm kỳ là 6.652.716.000 đồng.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-HĐND, ngày 05/8/2016 của HĐND huyện về việc thông qua “Đề án sắp xếp, bố trí lại khu dân cư trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2016-2025”, trong đó xã dự kiến quy hoạch, sắp xếp 17 khu dân cư. Đến nay, đã sắp xếp được 05 khu dân cư/339 hộ. Tổng kinh phí thực hiện việc sắp xếp khu dân cư là 13.828.760.000 đồng. Về xây dựng đường bê tông GTNT, tranh thủ sự giúp đỡ của các đơn vị kết nghĩa, sự hỗ trợ của Nhân dân, nhiệm kỳ qua, xã đã làm được 1.927,6 m (Đạt 64,25% Nghị quyết đề ra).

Chị Trương Thị Luôn - Bí thư chi bộ thôn 1, xã Trà Cang cho biết: “Việc triển khai sắp xếp bố trí KDC ở địa phương khi mới triển khai gặp không ít khó khăn. Ban đầu do chưa nắm hết mục đích, ý nghĩa của việc sắp xếp dân cư, thêm vào đó, tập tục còn quy cũ nên nhiều lúc bà con vẫn còn e dè, chưa mặn mà hưởng ứng. Qua việc triển khai thực hiện bố trí, sắp xếp lại dân cư cho thấy có những đổi thay tích cực từ nhận thức đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của bà con nhân dân. Đây chính là bước đột phá và cũng là tiền đề quan trọng để địa phương nhanh chóng thực hiện mục tiêu hỗ trợ Nhân dân thoát nghèo bền vững”.

Về Trà Cang hôm nay, đã không còn cảnh đường đi sình bùn, lầy lội, mà thay vào đó là những con đường bê tông rộng thênh thang, trải dài thẳng lối, nối liền các vùng quê, đời sống người dân cũng trở nên nhộn nhịp, rộn ràng hơn.



Tác giả: Ban Tuyên giáo Huyện ủy


[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: