Phun hóa chất phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; thường xuyên tổ chức hướng dẫn nhân dân, người chăn nuôi các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm như: Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh heo,... theo quy định. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác phòng chống bệnh LMLM trên địa bàn huyện và tổng hợp, báo cáo UBND huyện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND các xã tổ chức triển khai các biện pháp nghiệp vụ để khoanh vùng, xử lý các ổ dịch LMLM nhằm khống chế dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan, phát tán ra diện rộng; tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm theo kế hoạch đề ra. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền để người chăn nuôi chủ động thực hiện việc tiêm phòng định kỳ, bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm của mình. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân nhân các xã thực hiện các đợt vệ sinh, tiêu độc, khử' trùng môi trường chăn nuôi theo kế hoạch đề ra; hướng dẫn UBND các xã thực hiện tiêu độc, khử trùng các ổ dịch đảm bảo theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nhất là khu vực có ổ dịch và những địa phương có tỷ tệ tiêm phòng vắc xin LMLM còn thấp trong năm 2017; kiểm tra việc chấp hành các quy định về buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Đồng thời, tăng cường kiểm soát những cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và cơ sở kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Ủy ban nhân dân các xã: Tổ chức rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm xã và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo; thường xuyên tổ chức họp giao ban để nắm tình hình, nhằm chủ động đưa ra các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm kịp thời, hiệu quả; quản lý chặt chẽ tình hình chăn nuôi trên địa bản. Chủ động, phối hợp chặt chẽ với Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện thực hiện tiêm phòng và vệ sinh tiêu độc khử trùng các ổ dịch theo kế hoạch; tăng cường công tác tuyên truyền cho nhân dân về những nguy cơ, tác hại của dịch bệnh nhằm nâng cao nhận thức tự bảo vệ bản thân và cộng đồng, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo hướng dẫn của Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp huyện nhằm giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh gây ra. Tuyên truyền vận động nhân dân không sử dụng sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa được cơ quan chức năng kiểm dịch, đồng thời chủ động khai báo dịch bệnh và tham gia phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đến tận hộ chăn nuôi trên địa bàn xã, nhằm phát hiện sớm ổ dịch, báo cáo kịp thời để xử lý nhanh, triệt để các ổ dịch mới xảy ra, không để lây ra diện rộng. Khi có gia súc, gia cầm có hiện tượng mắc bệnh chết, nghi mắc bệnh phải báo ngay với Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp huyện để kịp thời tổ chúc phòng chống dịch. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm và các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm và các chợ buôn bán gia cầm sống trên địa bàn quản lý; kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng kinh doanh, giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm trái phép, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch của cơ quan chức năng theo quy định. Hằng ngày báo cáo kết quả thực hiện phòng chống dịch bệnh về UBND huyện (qua Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp huyện) để theo dõi, chi đạo kịp thời.
Phòng Y tế, Trung tâm y tế: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về mức độ nguy hiểm, các triệu chứng có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh từ gia súc, gia cầm sang người đến từng hộ dân, các khu vực tập trung dân cư, trường học,... để nâng cao nhận thức của nhân dân; tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm phát hiện và cách lý kịp thời các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh do gia súc, gia cầm lây sang người (nhất là bệnh Cúm gia cầm). Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh, chủ động trong công tác điều trị bệnh. Thường xuyên tổ chức kiểm tra các cơ sở chế biến, các bếp ăn tập thể, trường học, quán ăn; khi phát hiện phải xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Yêu cầu các cơ sở kinh doanh thực phẩm có sử dụng sản phẩm gia súc, gia cầm phải cam kết không sử dụng sản phẩm gia súc, gia cầm không có nguồn gốc.
Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện chủ trì, phối hợp với Đội Quản lý thị trường, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện, UBND các xã và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm theo quy định hiện hành.
Công an huyện chỉ đạo lực lượng Cảnh Sát giao thông phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện, Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống dịch bệnh trên động vật và đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không có kiểm dịch; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế và các đơn vị liên quan thường xuyên thông tin về diễn biến, tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện, các biểu hiện nhận biết gia súc, gia cầm mắc bệnh và biện pháp xử lý để nhân dân chủ động phòng, chống dịch bệnh; khuyến cáo người tiêu đùng sử dụng các sản phẩm gia súc, gia cầm có nguồn gốc và được kiểm dịch theo quy định.
Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã giám sát và xử lý môi trường tại các khu vực chăn nuôi có gia súc, gia cầm bị dịch bệnh, khu vực tiêu hủy gia súc, gia cầm bị dịch bệnh và điểm giết mổ đảm bảo theo quy định.
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện: Phối hợp chặt chẽ với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và đơn vị liên quan tham mưu UBND huyện bố trí kinh phí đảm bảo kịp thời để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện.
Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện tăng cường công tác chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc UBND các xã trong quá trình triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh theo địa bản được phân công; kịp thời chỉ đạo, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp vượt thẩm quyền thì tổng hợp báo các Trưởng ban chỉ đạo để giải quyết nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.