Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search







bếp điện từ



bếp từ đôi
 

Lịch công tác tuần


Chi tiết tin

Gỡ khó trong xây dựng làng văn hóa truyền thống

Lượt xem: 1109

Thời gian qua, huyện Nam Trà My đã nỗ lực phát triển toàn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội với mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống người dân. Trong đó, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được huyện chú trọng thông qua việc triển khai xây dựng làng văn hóa truyền thống.




Cồng chiêng là nét văn hóa truyền thống đặc trưng được người Xê Đăng gìn giữ, phát huy



Làng Mô chai (thôn 2, xã Trà Linh), làng Tu Tót (thôn 1, xã Trà Don), làng TăkPát (thôn 2, xã Trà Leng) là ba làng được huyện Nam Trà My chọn xây dựng làng văn hóa truyền thống giai đoạn 2020-2025 và giai đoạn 2025-2030. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện vẫn còn nhiều bất cập. Để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, vừa qua, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My đã có buổi làm việc với UBND xã Trà Linh, Trà Don, Trà Leng để bàn về phương án xây dựng.

Theo đó, thời gian qua, UBND các xã Trà Linh, Trà Don, Trà Leng đã tích cực, chủ động trong chỉ đạo tổ chức triển khai Nghị quyết số 53/NQ-HĐND, ngày 26/4/2019 của HĐND huyện về Sửa đổi Mục II, khoản 1, Điều 1 Nghị quyết số 04/2015/NQ-HĐND, ngày 15/7/2015 của HĐND huyện về “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Nam Trà My giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030”. Tuy nhiên, việc triển khai bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là việc chính quyền địa phương chưa hình dung được công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành từ đâu, các bước tổ chức triển khai thực hiện như thế nào,...

Trước tình hình trên, để triển khai xây dựng các làng văn hóa của đồng bào các dân tộc đảm bảo phù hợp, mang bản sắc đặc trưng, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch UBND huyện đã yêu cầu Đảng ủy, UBND các xã cần xác định đây là nhiệm vụ hết sức cần thiết nhằm bảo tồn vả phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc gắn với việc phát triển du lịch, phát triển kinh tế tại địa phương. Tổ chức khảo sát cắm mốc xác định địa điểm cụ thể tại khu vực xây dựng làng văn hóa theo thẩm quyền cấp xã, nhất thiết phải bảo đảm về không gian để phân lô các hạng mục công trình đã xác định trong phương án của xã. Chủ động trao đổi, tìm hiểu bảo tồn văn hóa đặc trưng của đồng bào từ những người có uy tín, già làng, người lớn tuổi, nhất là mô hình nhà ở, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà rông, khu thể thao đa năng và các phong tục tập quán, các giá trị vật thể, phi vật thể để đưa vào xây dựng phương án thực hiện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân hiểu về mục đích, ý nghĩa của việc đầu tư xây dựng làng văn hóa đặc trưng của đồng bào, trong đó, người dân là chủ thể thực hiện.

“Xây dựng làng văn hóa mang đậm bản sắc truyền thống của từng dân tộc bằng những vật liệu tre, nứa, lồ ô, cây gỗ tận dụng được cấp có thẩm quyền cho phép, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, nhân dân là người bỏ công sức từ đầu đến cuối, tuyệt đối không ỷ lại vào nhà nước. Chủ động lập thiết kế dự toán chi tiết hạng mục công trình đầu tư trong khu quy hoạch, bố trí làng văn hóa gắn với việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc mình. Có như vậy thì việc xây dựng làng văn hóa truyền thống mới thành công được.” - ông Phước cho biết thêm.



Tác giả: Ban Tuyên giáo Huyện ủy


[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: